Việc tập cho con ăn uống tự lập sớm không chỉ giúp con hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, mà còn mang lại rất nhiều lợi ích! Hãy cùng KoDo tìm hiểu ba mẹ nhé!
Khi trẻ tự ăn uống, con sẽ phát triển kỹ năng vận động tinh anh thông qua các hành động: chạm, nắm, siết chặt, xúc thức ăn và cả làm rơi thức ăn nữa.
Khi trẻ tự ăn cũng sẽ phát triển năng lực cảm thụ của trẻ. Ví dụ như khi trẻ khám phá hương vị của đồ ăn, kết cấu, mùi hương và nhiệt độ, màu sắc của thực phẩm. Thêm vào đó khi trẻ tự ăn và tự kiểm soát lượng đồ ăn nạp vào. Trẻ sẽ học được cách điều chỉnh các tín hiệu đói tự nhiên và biết ngừng ăn khi đã cảm thấy no – Đây là một kỹ năng sống rất quan trọng.
Khi bé có thể tự ngồi vững một mình và bắt đầu tập cầm nắm. Đó là thời điểm bạn có thể cho bé cầm nằm đồ ăn. Khi con bước vào tuổi chập chững tập đi, bạn hãy cố gắng khuyến khích con tự ăn dù đôi khi việc này rất tốn sức và thậm chí bạn phải thở hổn hển vì dọn dẹp đấy! Nhưng bạn đừng hoảng sợ nếu em bé mới biết đi của bạn vẫn thích được bạn xúc cho ăn, bởi mỗi đứa trẻ lại phát triển khác nhau.
Hãy chuẩn bị đầy đủ nước uống, thức ăn và những vật dụng cần thiết như giấy ướt, khăn lau quanh bạn trước khi mang bé đến bàn ăn. Việc này tránh được vô số thảm họa, ví dụ như việc có một em bé gào khóc khản cổ đòi ăn trong khi mẹ vẫn đang loay hoay tìm các vật dụng cần thiết. Lý tưởng nhất là bạn hãy có đủ:
+ 1 chiếc ghế ăn dặm cao (high chair) hoặc 1 chiếc ghế hỗ trợ (booster) mà bạn có thể đặt ngay cạnh bàn ăn của gia đình.
+ Thìa cho bé với tay cầm lớn, dễ thao tác, dễ xúc.
+ Khay, đĩa, bát ăn dặm với thành cao để tránh thức ăn rơi hoặc đổ ra ngoài.
+ Một khăn trải không trơn trượt để giữ mọi thứ ở nguyên vị trí.
Hãy thiết lập giờ ăn cho trẻ sao cho phù hợp với giờ ăn của gia đình bạn. Ba bữa/ buổi sáng và ăn nhẹ buổi chiều mỗi ngày là một mục tiêu không tồi. Cố gắng bỏ snack dần ra khỏi bữa ăn của bé để đảm bảo bé sẽ đói trước bữa ăn tiếp theo. Khoảng thời gian từ 2 – 3h đồng hồ giữa một bữa ăn nhẹ với snack và một bữa ăn chính là đủ để trẻ cảm thấy đói. Cảm thấy đói sẽ là động lựa tốt để trẻ tự ăn.
Các em bé thường có thể bắt đầu tự ăn từ khoảng 9 tháng, nhưng điều quan trọng là hãy cho bé điều phù hợp:
+ Những thực phẩm mềm, an toàn, như bí đao nấu chín, chuối, ngũ cốc ít đường và những khối phô mai mềm vì bé vẫn đang học cách nhai.
+ Cố gắng không đưa cho con quá nhiều đồ ăn; bắt đầu với một phần nhỏ, sau đó hãy để con bạn hỏi xin thêm nếu bé vẫn đói.
Những bữa ăn là cơ hội để bạn kết nối và giúp con bạn học hỏi nhiều điều hơn. Đừng chỉ đặt đĩa trước mặt con và bước đi check mail hay gập quần áo trong lúc đó. Hãy ngồi với con, nói với con về hình dáng, màu sắc, và kết cấu của những món ăn trong đĩa hoặc khay ăn của bé. Hãy để bé tham gia cùng những bữa ăn của cả gia đình khi có thể. Kể cả khi bé không thể ăn một bữa trọn vẹn thì việc đặt ghế ăn dặm cạnh bàn ăn của gia đình cũng mang lại nhiều lợi ích. Thêm vào đó, việc ngắm ngía, quan sát mẹ và bố cùng cả gia đình sẽ giúp phát triển những kỹ năng vật lý và kích thích bé học cách bắt chước.
Mọi thứ chắc chắn sẽ trở nên bừa bãi, vì vậy bạn hãy đầu tư mua một vài chiếc yếm tốt và đặt một miếng vải ẩm gần đó để có thể dọn dẹp nhanh chóng. Những chiếc khăn tắm biển cũ, khăn trải giường, thậm chí rèm tắm bằng nhựa là thảm trải sàn tuyệt vời dưới ghế ăn dặm của bé.
Tuy nhiên, phải nói một cách trung thực rằng bạn sẽ khó tránh khỏi việc thức ăn của bé bị rơi vung vãi, và có thể bạn sẽ phải lau tường bởi cháo và bột bắn lên. Nhưng không sao hết, hãy coi đó là việc cần làm vì sự phát triển của bé yêu.
Chắc hẳn rằng sau những chia sẻ trên ba mẹ sẽ tự tin tập cho con ăn uống tự tập sớm rồi phải không ạ? Nếu có gì thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ với KODO nhé!