1. Những dấu hiệu cho thấy da bé bị khô khi trời lạnh

Đầu tiên cha mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu cho thấy da bé bị khô khi trời lạnh để có cách chăm sóc phù hợp nhất. Làn da bị khô thường dễ bị ngứa ngáy và nứt nẻ thành từng mảng gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Nhiều trẻ do gãi nhiều khiến trầy xước ở chỗ ngứa và đóng thành vảy dày. Có trường hợp bé gãi nhiều gây chảy máu và nhiễm trùng.

Da bé bị khô khi trời lạnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và mọi thời điểm trong năm. Trong đó, vị trí thường gặp nhất ở da mặt, khuỷu ở cánh tay và đầu gối chân. Dưới đây là những dấu hiệu da bé bị khô khi trời lạnh các bạn có thể tham khảo:

  • Da bị bong tróc mỗi khi cọ xát
  • Xuất hiện các mảng đỏ bị khô ráp
  • Vảy trắng bóc ở rìa của da
  • Da thô ráp và có vảy
  • Vết nứt nhỏ trên da hoặc có thể bị chảy máu
  • Da căng hoặc quá căng

Khi da bé xảy ra tình trạng bị khô, nhất là đối với các bé sơ sinh thì bố mẹ cần biết cách chăm sóc da trẻ sơ sinh bị khô và điều trị chuẩn y khoa để đảm bảo bé có sức khỏe tốt nhất.

2. Những sản phẩm nên hoặc không nên sử dụng

Khi bé bị da khô vào mùa đông mẹ cần lưu ý trong việc lựa chọn sản phẩm chăm sóc da cho con phù hợp. Nên ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, vì làn da của bé rất nhạy cảm. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tránh xa các sản phẩm có chứa thành phần hóa học sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như làn da của con. Tốt nhất nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất với làn da của con. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo một số bí kíp chăm da bé khi thời tiết hanh khô để có sự chuẩn bị tốt nhất nhé!

3. Biện pháp khắc phục da bé bị khô khi trời lạnh

Cách khắc phục da bé bị khô khi trời lạnh cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo dưới đây:

Thay đổi cách tắm cho bé

Thói quen tắm nước quá nóng hoặc quá lâu sẽ khiến da bé bị khô. Do đó, đối với các bé sơ sinh chỉ nên tắm 2 - 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 10 phút. Nhiệt độ thích hợp nhất khi tắm cho bé là 37 độ C. Có thể dùng khuỷu tay hoặc nhiệt kế để đo nhiệt độ chính xác. Bên cạnh đó, cần tránh sử dụng các loại sữa tắm có chứa thành phần hóa học sẽ khiến làn da mỏng manh của bé dễ bị kích ứng.

Dùng máy làm ẩm

Mẹo khắc phục da khô cho trẻ vào mùa đông tiếp theo là dùng máy làm ẩm không khí. Đảm bảo phòng luôn ở nhiệt độ ấm khoảng 28 độ C, thông thoáng và tránh gió lùa. Bên cạnh đó cần lưu ý không nên quá lạm dụng máy điều hòa ở nhiệt độ cao và máy sưởi khiến da bé khô.

Dưỡng ẩm da cho bé

Mẹo chữa da bé bị khô khi trời lạnh tiếp theo là dùng kem dưỡng ẩm. Tuy nhiên cần lưu ý chỉ nên dùng kem dưỡng ẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, vì làn da của bé sơ sinh rất nhạy cảm. Nên bôi với số lượng kem dày càng tốt, thực hiện 2 lần mỗi ngày. Hoặc có thể dùng các loại tinh dầu thiên nhiên như: Mật ong, dầu dừa, dầu oliu dưỡng ẩm.

Mát xa cho da

Bên cạnh những cách khắc phục da trẻ bị khô vào mùa lạnh ở trên, mẹ có thể kết hợp với massage làn da cho con. Có thể sử dụng các loại tinh dầu từ thiên nhiên như: Dầu dừa, dầu oliu, kem dưỡng ẩm… Sử dụng thoa đều lên làn da của bé kết hợp với massage khoảng 10 - 15 phút giúp thẩm thấu nhanh và dưỡng ẩm.

4. Khi nào thì nên gọi cho bác sĩ nhi khoa?

Trong trường hợp da bé bị khô khi trời lạnh có những dấu hiệu sau, cha mẹ nên cho bé đi khám nhi khoa:

  • Sưng tấy ở da
  • Chảy máu tại vị trí da bị nứt nẻ
  • Cảm giác ngứa ngáy dữ dội khiến bé khó chịu và quấy khóc
  • Da của bé bị khô và nổi nốt sần
  • Làn da của bé bị khô gây ra dịch đau bụng

Hy vọng với nhứng chia sẻ vừa rồi của KoDo, ba mẹ sẽ có biện pháp phù hợp nhất để chăm sóc làn da mỏng manh của bé yêu khi trời lạnh. Với bất kỳ thắc mắc nào về chăm sóc em bé, hãy liên hệ với KoDo để được các chuyên gia tư vấn miễn phí!